Thứ Tư, 26 tháng 6, 2019

CloudFlare - bạn hiểu về chúng như thế nào


Có rất nhiều các trang web và người dùng thích sử dụng vậy chúng có tác dụng gì mà sao nhiều người lại thích sử dụng chúng như vậy. Tất cả sẽ có ở bên dưới.

1. CloudFlare là gì?


CloudFlare là một dịch vụ CDN & DDNS kết hợp để gia tăng tốc độ & tính bảo mật cho website của bạn.

Tuy nhiên, đó là quảng cáo, là tiêu chí hướng đến của CloudFlare.

2. Phương thức hoạt động.

Khi một website trở thành một phần của CloudFlare, mọi truy xuất đến website đó sẽ được định tuyến qua hệ thống thông minh của CloudFlare. Tại đây cache các thành phần tĩnh như image, js, css,… để giúp bạn tiết kiệm tối đa băng thông và qua đó tối ưu hoá tốc độ tải trang để đạt hiệu suất cao nhất.

Như các bạn thấy, khi website đã gia nhập vào hệ thống của CloudFlare, mọi truy xuất đến website không còn là truy vấn trực tiếp nữa mà phải đi qua CloudFlare. Lúc này CloudFlare vừa đóng vai trò là DNS có trách nhiệm phân giải domain name thành IP còn đóng vai trò như một Proxy Server. Proxy này sẽ sàng lọc các truy vấn dựa vào cơ sở dữ sẵn có để kiểm soát và đánh giá một yêu cầu (request) trước khi chuyển đến điểm cuối cùng là hosting nơi chứa website của bạn. Các truy vấn bị nghi ngờ tấn công hệ thống của hacker, spam bot,… sẽ bị ngăn chặn và loại bỏ.

Mặt khác CloudFlare đồng thời còn là một CDN, giúp caching các dữ liệu tĩnh của bạn như image, javscript, css,… trên hệ thống của nó giúp tiết kiệm một lượng băng thông cho bạn và đương nhiên là tốc độ truy xuất website sẽ được tăng lên rất nhiều.

3.  Cách đăng ký & sử dụng.

Để sử dụng CloudFlare đầu tiên ta tạo tài khoản ở cloudflare.com , thêm tên miền của bạn vào và tiến hành cài đặt.

Sau đó CloudFlare sẽ cho cung cấp cho bạn 2 nameserver dạng như bên dưới, chúng ta cứ hiểu đơn giản như là chuyển sang sử dụng dịch vụ DNS của CloudFlare cho dễ hình dung :

1 mary.ns.cloudflare.com
2 noah.ns.cloudflare.com

4. Ưu điểm

Cái dễ nhận ra nhất mà chúng ta thấy trước mắt là tiết kiệm băng thông, đây là do CloudFlare đã cache 1 phần website thay cho web-hosting của bạn đồng thời giảm khả năng highload cho host của bạn.

Tiết kiệm băng thông: lượng băng thông giảm hẳn chỉ còn 1/2 hoăc 1/3 so với trước khi dùng.
Cập nhật DNS: rất nhanh, chỉ trong vài phút.

5. Bất lợi.


  • Nếu website của bạn có máy chủ đặt tại Việt Nam, khách truy cập cũng chủ yếu đến từ Việt Nam thì việc sử dụng CloudFlare làm chậm đi tốc độ tải trang của bạn do ảnh hưởng bởi chất lượng đường truyền quốc tế.
  • Uptime website của bạn ngoài phụ thuộc vào máy chủ hosting còn bị phụ thuộc vào độ ổn định của CloudFlare.
  • Sử dụng CloudFlare thì không ai có thể biết được IP máy chủ của bạn. Điều này sẽ giúp bạn tránh được các Hacker dòm ngó tấn công local attack? Nhưng vấn đề thực sự nằm ở chỗ nếu website của bạn không bảo mật kĩ thì kiểu gì bạn cũng sẽ bị tấn công không bằng cách này thì bằng cách khác. Và bạn cũng sẽ không bao giờ biết được IP thật sự của khách khi truy cập vào website của bạn.
  • Cả thế giới truy cập vào website của bạn thông qua một vài dải IP của CloudFlare. Điều này 100% khiến firewall của máy chủ hiểu lầm rằng CloudFlaređang tấn công vào máy chủ của bạn. Nguyên nhân do một vài IP của CloudFlare có luồng dữ liệu ra vào máy chủ quá lớn. Mình đã phân tích và chứng minh được rằng trường hợp nhiều bạn gặp lỗi “Site Offline” trong khi máy chủ vẫn bình thường là do Firewall đã tự động block hết ip của CloudFlare. Thử tưởng tượng xem một máy chủ Share Hosting mà có nhiều website cùng sử dụng CloudFlare thì nó sẽ tệ thế nào ?
  • Mặc dù được quảng cáo là giảm thiểu thiệt hại khi bị tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) nhưng vô hình chung khi sử dụng CloudFlare chúng ta lại gặp được những vấn đề rất bất lợi. Cụ thể bạn sẽ không thể nào biết được địa chỉ thật sự của hacker. Nếu không sử dụng CloudFlare trường hợp hacker dùng 1 máy tính tấn công vào website của bạn, HP chỉ cần chặn IP đó ở firewall là xong. Nhưng khi sử dụng CloudFlare luồng dữ liệu đi tới máy chủ của bạn quá lớn, CloudFlare sẽ phân luồng dữ liệu đó ra nhiều luồng với nhiều địa chỉ IP khác nhau. Vô tình điều này sẽ làm máy chủ của bạn sập nhanh hơn, quản trị bối rối hơn do có quá nhiều IP của CloudFlare cùng tấn công vào Website của bạn (tất nhiên nó cũng được giảm thiểu theo quảng cáo của CloudFlare).
  • Chỉ cần bật Captcha lên là bạn có thể ngăn chặn mọi cuộc tấn công DDOS ? Bạn đừng nhầm, Hacker có những công cụ rất tốt có thể vượt qua được cả reCaptcha. Trong trường hợp DDOS thông thường website của bạn vẫn cứ bị ảnh hưởng như thường.

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2019

Vòng Đời Của Tên Miền .VN



Chú thích:


  • Trạng thái tên miền tự do: là trạng thái mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu có thể đăng ký sử dụng tên miền.
  • Trạng thái tên miền đã đăng ký: Tền miền đã được đăng ký.
  • Gia hạn/Duy trì tên miền: Ngay sau khi đăng ký, tên miề phải được duy trì tối thiểu 1 năm. Khi tên miền hết hạn, chủ thể có 35 ngày để tiếp tục nộp phí gia hạn tên miền.
  • Trạng thái tên miền hết hạn: Trong vòng 5 ngày sau khi hết hạn, tên miền vẫn hoạt động bình thường.
  • Trạng thái tạm ngừng hoạt động: Từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 35 sau khi hết hạn, tên miền trong trạng thái tạm ngừng hoạt động.
  • Trạng thái xử lý thu hồi: Sau 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày tạm ngừng hoạt động tên miền, chủ thể đăng ký tên miền không nộp phí duy trì tên miền, tên miền sẽ chuyển sang trạng thái xử lý thu hồi.
  • Trong thời gian 10 (mười) ngày kể từ ngày tên miền chuyển sang trạng thái xử lý thu hồi, VNNIC phối hợp với Nhà đăng ký quản lý tên miền thực hiện các thủ tục hành chính xác nhận xử lý thu hồi tên miền.
  • Sau 10 (mười) ngày, kể từ ngày tên miền chuyển sang trạng thái xử lý thu hồi và có xác nhận về việc không nộp phí duy trì tên miền từ Nhà đăng ký quản lý tên miền (thông báo trực tuyến qua “Danh sách các tên miền không nộp phí duy trì” có chữ ký số của Nhà đăng ký), tên miền sẽ được xử lý thu hồi.
  • Sau khi xem xét nếu thấy tên miền bị thu hồi không thuộc các trường hợp vi phạm quy định đăng ký tên miền “.vn” tại Điều 6, Thông tư 24/2015/TT-BTTTT, tên miền được đưa về trạng thái tự do để cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký sử dụng.
  • Lưu ý: Tên miền ở trạng thái này chủ thể không thể gia hạn tên miền.
  • Thu hồi tên miền: Việc xử lý đưa tên miền về trạng thái tự do được thực hiện theo nguyên tắc ngẫu nhiên, tự động trong khoảng thời gian không quá 10 (mười) ngày kể từ ngày được xử lý thu hồi (trong khoảng từ ngày 11 đến ngày 20 kể từ ngày chuyển sang trạng thái xử lý thu hồi).

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2019

Cấu Hình Nhận Và Gởi Email Android


1. Một số điều cần biết về Email

Một địa chỉ email có hai phần. Phần tên hộp thư đứng đằng trước ký tự a móc (@) và phần tên miền. Ví dụ: name@example.com.vn, trong trường hợp này name là tên hộp thư và tên miền là: example.com.vn.

Nếu người quản trị mạng nơi bạn sử dụng không cung cấp thông tin máy chủ, thì dưới đây là thông tin mặc định được khởi tạo cho một dịch vụ đăng ký tại iNET


  • Địa chỉ máy chủ nhận và gởi email: pop.tên miền hoặc imap.tên miền và smtp.tên miền hay đơn giản chỉ là mail.tên miền‘
  • Địa chỉ vào website WebMail:
  • Dịch vụ Email theo Web Hosting: https://cloudmail.emailserver.vn/webmail/
  • Dịch vụ Email Hosting chuyên dụng (Email Plus – Email Server): http://mail.tên miền
  • Địa chỉ Email cũng là Username để bạn đăng nhập (cụ thể trong ví dụ bên dưới chúng tôi sử dụng địa chỉ thanhnh@domain.com để tiện cho bạn hình dung).

2. Cấu hình Android

Hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn cấu hình gởi và nhập email sử dụng máy Android. Cho đến thời điểm của bài viết này, Android có khá nhiều phiên bản. Tuy về bố trí có khác nhau, nhưng thông tin nhập vào bạn hoàn toàn có thể áp đụng được.

  • Trên Menu Apps vào mục Email.
  • Trong màn hình Settings, nhấp vào Add account và nhập địa chỉ Email/password.
  • Chọn giao thức kết nối POP3 hoặc IMAP.
  • Nhập thông tin email và máy chủ mail trong phần Account setup.
  • User Name: Nhập lại chính xác địa chỉ e-mail của bạn.
  • POP3 Server : máy chủ mail (thường là mail.domain.com) _Port 110 (nếu dung giao thức POP3).
  • IMAP Server : máy chủ mail (thường là mail.domain.com) _Port 143 (nếu dung giao thức IMAP).
  • SMTP Server : máy chủ mail (thường là mail.domain.com) _Port 25.

Bấm Next để hoàn tất.
Bây giờ chúng ta đã có thể thao tác gửi và nhận mail trên điện thoại dùng hệ điều hành Android.

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2019

Tắt RSS feed trong WordPress như thế nào ?


1. Tắt RSS feed trong WordPress như thế nào ?

Như đã nói bên trên, lý do chúng ta tắt RSS feed là không muốn cho người khác sử dụng thông tin RSS website của mình vào mục đích không tốt. Cụ thể chúng ta thường bị họ lấy RSS rồi trích xuất thành nội dung và đăng nên website của họ.

Chúng ta sẽ có 2 cách để tắt RSS là sử dụng Plugin hoặc chèn code.

2. Sử dụng Plugin để tắt RSS feed trong WordPress.

Nếu bạn muốn nhanh gọn thì có thể sử dụng Plugin Disable Feeds. Bạn tìm kiếm Plugin này trong phần cài đặt Plugin và click và nút Install Now và hãy kích hoạt nó lên luôn nhé.

Xong rồi, sau khi kích hoạt Plugin thì Plugin này sẽ tự động tắt RSS feed trong WordPress mà bạn không cần phải làm gì cả. Từ bây giờ, nếu có ai đó truy cập vào link của RSS thì sẽ tự động được chuyển hướng về trang chủ.

3. Thêm Code vào functions để tắt RSS feed trong WordPress.

Cách này cũng không mất nhiều thời gian. Bạn nên sử dụng để không phải cài thêm Plugin nữa.

Để thực hiện, bạn hãy mở file functions.php trong thư mục Theme đang sử dụng ra và thêm đoạn Code dưới đây vào cuối cùng của file, sau đó hãy lưu lại là xong.

function fb_disable_feed() {
wp_die( __('Website này đã tắt chức năng RSS. Vui lòng trở lại <a href="'. get_bloginfo('url') .'">Trang Chủ</a>!') );
}
add_action('do_feed', 'fb_disable_feed', 1);
add_action('do_feed_rdf', 'fb_disable_feed', 1);
add_action('do_feed_rss', 'fb_disable_feed', 1);
add_action('do_feed_rss2', 'fb_disable_feed', 1);
add_action('do_feed_atom', 'fb_disable_feed', 1);
add_action('do_feed_rss2_comments', 'fb_disable_feed', 1);
add_action('do_feed_atom_comments', 'fb_disable_feed', 1);

Sau khi chèn xong đoạn mã bên trên, khi người dùng truy cập vào link rss sẽ nhận được thông báo “Website này đã tắt chức năng RSS. Vui lòng trở lại Trang Chủ“. Bạn có thể thay đổi thông báo trong đoạn code.

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2019

Những tiêu chí hàng đầu khi lựa chọn hosting bạn cần biết


1. Dịch vụ Hosting sẽ bao gồm những gì?

- Domain: tên miền, là tên của một website hoạt động trên Internet, tên miền bắt buộc phải dễ nhớ để người dùng dễ dàng nhập tên truy cập bất kỳ lúc nào
- Source code: mã nguồn, thành phần cơ bản được tạo ra bằng ngôn ngữ lập trình nhất định bởi các lập trình viên
- Web server: máy chủ, là kho để chứa toàn bộ dữ liệu về website
- Database server: máy chủ dữ liệu, là kho dữ liệu dùng để lưu trữ website, các thông tin và dữ liệu
- FTP server: giao thức truyền tập tin, hỗ trợ truy xuất máy chủ bằng giao thức FTP để cập nhật thông tin
- Email server: hỗ trợ tạo lập cái email doanh nghiệp
- DNS server: phân giải tên miền, hệ thống tên miền cho phép thiết lập mối quan hệ tương ứng giữa tên miền và địa chỉ IP.

2. Các yếu tố cần quan tâm khi chọn Hosting?


  • Tốc độ
  • Dung lượng
  • Băng thông
  • Khả năng chịu tải
  • Dịch vụ hỗ trợ

1. Tốc độ

Yếu tố đầu tiên cần xem xét chính là tốc độ. Một máy chủ để chạy được website ổn định cần cấu hình đủ lớn, đường truyền kết nối tốc độ cao để đảm bảo không bị nghẽn mạch dữ liệu và phục vụ số lượng lớn người truy cập. Thời gian lý tưởng khi một khách hàng bắt đầu truy cập vào website đến khi hiển thị đầy đủ nội dung, hình ảnh rơi vào tầm 3 – 5 giây.


2. Dung lượng

Dung lượng của Web Hosting là khoảng không gian cho phép lưu trữ dữ liệu trên ổ cứng của máy chủ. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà hosting cần dung lượng nhiều hay ít. Tuy nhiên, Hosting đó cũng cần đảm bảo đủ lớn để lưu trữ đầy đủ các thông tin, dữ liệu, hình ảnh,…của website.

3. Băng thông

Băng thông là dung lượng tối đa của một đường truyền để trao đổi dữ liệu giữa Website và người truy cập. Tất cả các hoạt động đó diễn ra nhanh hay chậm tùy thuộc băng thông có đủ lớn hay không.

4. Khả năng chịu tải

Để biết chính xác khả năng chịu tải của Hosting thế nào thường phải qua quá trình sử dụng của người dùng. Có những gói Hosting chịu tải cực kỳ tốt, nhưng vẫn có những gói Hosting chỉ khoảng vài chục người online đã báo lỗi. Bạn cần tham khảo và nghe đánh giá của những người đã từng sử dụng để lựa chọn chính xác.

5. Dịch vụ hỗ trợ của nhà cung cấp Hosting

Việc hỗ trợ của đội ngũ nhân viên kỹ thuật là hoàn toàn cần thiết. Bởi đa số các vấn đề ảnh hưởng đến website đều do Hosting. Do đó, khi chọn đăng ký Hosting, bạn nên cân nhắc lựa chọn các nhà cung cấp uy tín với đội ngũ hỗ trợ tốt.

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2019

Lỗi không khởi động lại NGINX với máy chủ web NGINX_

Khi thêm tên miền mới, Bạn sẽ thấy tất cả các tập tin bị hỏng vì nginx không thể khởi động… trường hợp này nếu Bạn khởi động bằng tay thì sẽ nhận được thông báo này:

  • [root@sv06 ~]# service nginx restart
  • nginx: the configuration file /etc/nginx/nginx.conf syntax is ok
  • nginx: [emerg] listen() to 0.0.0.0:8080, backlog 511 failed (98: Address already in use)
  • nginx: configuration file /etc/nginx/nginx.conf test failed



Trường hợp này do Bạn config Nginx sai cổng 8080 (cổng này ko sử dụng được). Hãy chắc chắn rằng bạn không có một port_80 tùy chỉnh thiết lập trong /usr/local/directadmin/conf/directadmin.conf.

Try:
cd /usr/local/directadmin/custombuild
./build update
./build rewrite_confs

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2019

Lỗi Add tên miền "Domain... already exists"


Bất kỳ server nào cũng không cho phép add cùng 1 tên miền 2 lần. Vì nếu add ở 2 tài khoản hosting khác nhau, thì server sẽ ko biết trả kết quả thư mục nào khi có truy vấn vào domain đó. Có thể domain đó tồn tại hoặc đã từng được add trên server mà khi xóa vẫn có log nên khi add mới domain sẽ báo lỗi "Already Exists"

1.  Trường hợp 1: "Domain: domaincuaban.com Already Exists" do đang tồn tại domain trên server
Domain đã tồn tại trên hosting Bạn đang cố gắng add lại hoặc đã tồn tại trên tài khoản Hosting khác.

=> Nếu Bạn add lại domain (add trùng) cùng trên host Bạn sử dụng thì Bạn xem xét việc add lại có cần thiết hay ko nhé.

=> Nếu tồn tại trên hosting khác (Cần tài khoản admin để kiểm tra) – Nếu Bạn không có tài khoản này hãy liên hệ nhà cung cấp Hosting nhé.
Hãy chắc chắn rằng việc Bạn / Admin xóa tên miền không gây mất dữ liệu nhé. Vì khi xóa tên miền là XÓA TOÀN BỘ THƯ MỤC của tên miền đó. Bao gồm cả public_html của domain đó luôn.
* Hãy thử search domain ở đây: https://IP:2222/CMD_DNS_ADMIN (Mục DNS Administration)
Nếu tồn tại Domain thì xóa đi và add thử lại nhé

2. Trường hợp 2:

Nếu Bạn search domain này bằng tài khoản Admin mà vẫn không thấy tài khoản nào add domain nào cả. Thì Bạn cần quyền truy cập ssh (root) để xóa domain.